Màng lọc đa năng

support Chưa phân loại

CÔNG NGHỆ MBR VÀ SẢN PHẨM  MÀNG LỌC ĐA NĂNG MM

Công nghệ MBR kết hợp các quá trình phân hủy sinh học và lọc bằng màng. Với việc sử dụng các màng lọc micro và ultra, hệ thống MBR cho phép giữ lại hầu hết vi sinh vật dưới dạng kết khối. Do vậy, công nghệ MBR mang nhiều ưu điểm hơn so với các công nghệ truyền thống, đó là chiếm ít không gian, giảm thiểu được số lượng thiết bị xử lý, cho công suất và hiệu quả xử lý cao. Với những ưu điểm nổi bật này, công nghệ MBR ngày nay trở thành một sự lựa chọn hấp dẫn trong xử lý, tái sử dụng nước thải công nghiệp và sinh hoạt, điều này đã được minh chứng bằng các số liệu thống kê về số lượng lãn công suất của các trạm xử lý. Thị trường MBR trên thế giới tăng gấp đôi trong vòng 5 năm, từ 2000 đến 2005, con số đạt được lần lượt là 217 và 363 triệu Mỹ kim năm 2005 và 2006. Theo tập đoàn BCC đóng tại Mỹ (US-based Business Communucation Co Inc), thị trường này vẫn đang tiếp tục phát triển nhanh chóng với tốc độ trung bình hàng năm là 8-10%. Về công suất, số liệu từ nhà sản xuất MBR nổi tiếng của Mỹ Zenon cho thấy, trong năm 2002, tổng công suất lắp đặt của tập đoàn cho khách hàng là 500,000 m3/ngày, con số này tăng 50% sau 1 năm (2003). Năm tiếp theo (2004), tổng công suất đã tăng gần gấp đôi với con số 1,400,000 m3/ngày.

Tuy MBR được xem một công nghệ nổi bật, nhưng nó vẫn còn tồn tại một số hạn chế về giá thành. Do đó, trừ khi yêu cầu về chất lượng nước đầu ra khá nghiêm ngặt, các nhà đầu tư thường không chọn phương án tốn kém MBR. Mặt khác, do hiện tượng đóng cặn không thể tránh khỏi, hiệu quả lọc giảm dần theo thời gian. Điểm hạn chế này đã và đang là một thách thức lớn cho sự phát triển của công nghệ MBR.

Sản phẩm của Trần-Đông A: màng lọc đa năng MM, được phát triển dựa trên công nghệ MBR truyền thống, trong đó, bộ phận xử lý chính được sản xuất với nguồn nguyên liệu thô từ Việt Nam kết hợp với kỹ thuật chế tạo tiên tiến. Sự kết hợp này đã cho ra đời một sản phẩm có cấu trúc bền vững, hiệu năng xử lý cao, tính chống cáu cặn tốt, chi phí đầu tư và vận hành thấp, quá trình sản xuất thân thiện với môi trường. MM thích hợp cho cả các hệ thống mới và nâng cấp (mà không làm cần mở rộng diện tích mặt bằng). Cũng như công nghệ MBR truyền thống, MM có thể áp dụng cho cả 2 cấu hình: lắp đặt ngoài hay nhúng chìm.