CÁCH XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ TRONG VẬN HÀNH HTXL NƯỚC THẢI

admin Kiến thức môi trường, Tài liệu

  1. THÔNG SỐ THỂ TÍCH BÙN LẮNG SAU 30 PHÚT:

Trong vận hành, thông số thể tích bùn lắng sau 30 phút gọi tắt là FV30 (mL/L)|
Phương pháp đo: lấy một hỗn hợp bùn vi sinh đang hoạt động, rót vào cốc 1000mL, để lắng 30 phút. Lượng bùn sau lắng là SV30.
Thông số SV30 đánh giá được nồng độ bùn hoạt tính:
+ Khả năng tạo bông của bùn
+ Khả năng lắng của bùn
+ Khả năng xử lý nước (đánh giá theo cảm quan)

  1. NỒNG ĐỘ BÙN HOẠT TÍNH (MLSS)

Việc phân tích MLSS nhằm xác định nồng độ bùn hoạt tính trong bể hiếu khí và tính được chỉ số thể tích lắng của bùn.
Phương pháp xác định:
+ Bước 1: Cân giấy lọc đã sấy ở 105 độ C , xác định khối lượng A(g)
+ Bước 2: Lấy 50ml V mẫu vào cốc nung
+ Bước 3: Lọc mẫu qua giấy đã sấy
+ Bước 4: Sấy ở nhiệt độ 105 độ C trong 1h
+ Bước 5: Cân giấy có sinh khối đã sấy, xác định khối lượng B(g)

Công thức tính MLSS:

Trong đó:
+ MLSS: hàm lượng bùn hoạt tính (mg/L)
+ B: trọng lượng mẫu giấy có sinh khối, g;
+ A: trọng lượng giấy không có sinh khối, g;
+ V mẫu: Thể tích mẫu, mL

  1. CHỈ SỐ BÙN (SLUDGE VOLUME INDEX)

Chỉ số thể tích bùn thường được dùng để đo đặc tính của bùn lắng. Sau khi đã tính được chỉ số SVI, ta có thể chuẩn đoán được “bệnh” của hệ thống bùn bể hiếu khí:
+ SVI < 100: bùn già: có thể trên bề mặt sẽ có bùn nhỏ như đầu mũi kim, đầu ra sẽ bị đục
+ 100 < SVI < 150: Bùn hoạt động tốt, lắng tốt, đầu ra ít đục. Thông thường SVI từ 100-120 là tốt nhất
+ SVI > 150: bùn khó lắng, đầu ra bị đục

  1. TỈ LỆ F:M

  • MLVSS = 0.7 x MLSS
  • MLSS = MLVSS/ 0.7
  1. LƯU LƯỢNG TẢI TRỌNG BỀ MẶT CỦA BỂ LẮNG SINH HỌC:

+ Qm : lưu lượng, m3/h
+ ANB: diện tích bề mặt, m2
Lưu lượng thêt tích bùn tối đa không được phép vượt các giá trị sau:
+ Bể có dòng chảy ngang: qA, max ≤ 1.6 m3/ (m2.h)
+ Bể có dòng chảy dọc: qA, max ≤ 2 m3/ (m2.h)